Trưởng Phòng Kinh Doanh Có Chức Năng Gì

Đã, đang và luôn phấn đấu để trở thành một Trưởng phòng kinh doanh, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những Kỹ năng cần có của Trưởng phòng kinh doanh và đủ để tự tin nắm giữ cương vị đó cũng như thăng tiến xa hơn trong sự nghiệp. Đặc biệt là để trở thành một TPKD đẳng cấp thì điều kiện CẦN và ĐỦ là gì?

Leo lên những nấc thang cấp bậc trong Doanh nghiệp không phải là một việc dễ dàng bởi không chỉ cần bạn làm việc chăm chỉ hay biết cách tận dụng cơ hội. Bạn cần phải có một kế hoạch đột phá thật sự. Sự kết hợp tuyệt vời của kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và các kỹ năng mềm chính là lý do để bạn được chọn trở thành Trưởng phòng kinh doanh, dẫn dắt các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả.

Bạn đang xem: Trưởng phòng kinh doanh có chức năng gì

*
Tiêu chuẩn công việc của Trưởng phòng kinh doanh bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:

Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kinh tế hoặc liên quan;Có khả năng phân tích và nhạy bén với những cơ hội thị trường; có mối quan hệ rộng;Am hiểu về kinh doanh và marketing;Có kinh nghiệm sales và tiếp thị;Có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành;Có khả năng giao tiếp tốt, năng động và sáng tạo;Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm;Có khả năng làm việc ở cường độ cao và chịu áp lực tốt;Đạo đức/ Uy tín cá nhân/ Tính gắn kết lâu dài/ Có quan điểm làm việc hoặc định hướng công việc rõ ràng.

III. Điều kiện CẦN và ĐỦ để trở thành một Trưởng phòng kinh doanh đẳng cấp

Điều kiện CẦN (điều kiện về chuyên môn) để trở thành một Trưởng phòng kinh doanh đẳng cấp có 3 biến chính:

Biến thứ nhất: ĐẠO ĐỨC– Đạo đức con người: Chủ doanh nghiệp luôn mong muốn có được đội ngũ TPKD muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tuy nhiên nếu không được họ sẽ hạn chế tối đa việc “phản chủ”, bởi vì TPKD nằm trong đội ngũ kinh doanh nên rất hiểu về công ty/doanh nghiệp. Phản chủ là một chuyện, mà còn là đối thủ cứng cựa nữa.– Đạo đức nghề nghiệp: Trong kinh doanh phải có kiến thức và chiêu thức. Nếu kiến thức kém thì thường sẽ dùng chiêu nhiều, cụ thể là bạn sẽ chuyển sang nói xấu đối thủ, một TPKD mà tạo ra một ekip nhân viên ở dưới nói xấu đối thủ như vậy thì sẽ làm tăng số đối thủ lên và đương nhiên doanh nghiệp nào cũng không muốn như thế.

Biến thứ hai: KHÁT VỌNG, chia làm 3 tầng bậc như sau:

Mục tiêu để khát vọng;Có tư duy về cách làm để thực hiện mục tiêu khát vọng trên;Có thực tiễn vận hành.

Biến thứ ba: CHUYÊN MÔN1 – Bạn phải đọc được chiến lược của doanh nghiệp, tức là:

Bạn phải đọc được chiến lược sản phẩm;Bạn phải đọc được chiến lược về thị trường;Bạn phải đọc được chiến lược về kênh phân phối;

Tất cả các chiến lược trên đều nhằm đạt mục tiêu doanh số, thị phần, chi phí phù hợp. Đương nhiên trong doanh số phải đạt được doanh thu.

2 – Phải biết lập kế hoạch kinh doanh: Tức là phải biết mô hình kênh phân phối, phải biết về truyền thông, mô hình marketing, xây dựng đội ngũ sales.

Và để thực hiện được kế hoặc kinh doanh trên bạn phải biết:

Quản trị con người nằm trong hệ thống: Tức bạn phải hiểu con người làm kinh doanh để tuyển người và sử dụng người như thế nào và dạy, đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh thế nào để đạt hiệu quả.Quản trị về mặt chi phí: Nghĩa là bạn phải tối ưu được các kênh chi phí và tối ưu chi phí trên kênh (tức nếu thấy chi phí đội lên, không hiệu quả thì phải chọn kênh khác…).Quản trị về mặt kết quả: Tức nhìn vào kết quả nó tốt hay xấu là TPKD phải biết ngay, biết hàng ngày. Chứ ko có chuyện là gần chết rồi mà Sếp hỏi “Em ơi, tháng này doanh số bao nhiêu?” lúc ấy mới ậm ờ đi cộng thì không thể làm được TPKD.Quản trị về mặt vận hành: Tức phải biết làm báo cáo mẫu, tổ chức cuộc họp, biết đào tạo nhân sự, biết xây dựng chính sách, biết tạo động lực cho anh em.

Xem thêm: Cách Chơi Cờ Caro Nước Đối, Bí Quyết Chơi Cờ Caro Luôn Thắng

Như vậy, đó là điều kiện CẦN, thực tế thì doanh nghiệp nào tuyển được một TPKD đáp ứng được điều kiện CẦN cũng là tốt rồi.

Điều kiện ĐỦ (điều kiện về TẦM NHÌN sắc bén):

Một TPKD đáp ứng được các điều kiện CẦN trên tạm gọi là giỏi (tức là đã có chuyên môn giỏi để thực hiện tốt công việc), nhưng chưa chắc đã bền. Một TPKD thực thụ còn phải có TẦM NHÌN sắc bén, liệu TPKD có trở thành một người vĩ đại trong công ty hay không? nó phụ thuộc vào 3 tầm nhìn sau:

1 – Tầm nhìn vào Ông chủ:

Điều khó nhất của một TPKD là thẩm định được Ông chủ, bởi chính sách kinh doanh của Ông chủ có thể tăng/giảm nhưng nếu Ông chủ là người đạo đức, không có tư duy bóc lột, và những người đã từng đi theo ông ấy đều là người thành công thì khỏi cần phải hỏi chính sách, lương lậu. Chắc chắn rằng bạn đi theo ông này sẽ được trả lương cao.

Biểu hiện của ông chủ có bóc lột hay không là chỉ cần nhìn vào những đội ngũ kế cận, trong đội ngũ đó mà không ai có đời sống ra hồn thì chắc chắn là ông chủ đó bóc lột (mình thì giàu có nhưng anh em sát cánh đều cạp đất). Gặp ông như này thì bạn xác định luôn là đi theo chỉ để học thôi.

2 – Tầm nhìn vào tư duy làm việc của ông chủ:

Tư duy kiểu giám sát: Tức đã dốt còn hay chỉ đạo.Tư duy theo kiểu tự do sáng tạo: Tức cái gì ông ấy không biết thì ông ấy tin tưởng vào bạn, thì đây chính là tư duy của người có tầm nhìn của ông chủ.

3 – Tầm nhìn vào sản phẩm của doanh nghiệp:

Sản phẩm mà ko bán được thì đương nhiên chết, cho nên một TPKD phải có tầm để nhìn thấy liệu mình vào đây, bán sản phẩm này có bán được hay không, quy mô thị trường có lớn không? sản phẩm có phù hợp với xu hướng sắp tới không… và một điều nữa là khả năng hiểu biết về sản phẩm bạn sẽ bán đến đâu.

Trước khi phỏng vấn xin việc, bạn phải tìm hiểu vấn đề này thật kỹ trước (tiêu chí 1), sau khi đến công ty phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội nhìn nhận về ông chủ/đội ngũ kế cận (tiêu chí 2). Nếu tiêu chí 1 ok mà tiêu chí 2 không ok mà vẫn muốn vào đó làm thì xác định làm một thời gian thôi, cố gắng học hỏi được càng nhiều càng tốt. Nếu cả 2 tiêu chí đều ok thì xác định làm lâu dài, cống hiến.

Như vậy, để trở thành một Trưởng phòng kinh doanh đẳng cấp, ngoài chuyên môn (đương nhiên phải có) bạn cần phải thẩm định được Ông chủ. Nếu bạn đi phỏng vấn vào ví trí này, đừng hỏi “Anh trả em lương bao nhiêu?”, (thu nhập của TPKD là thứ biến thiên), thông tin bạn cần ở đây là thẩm định ông chủ / tư duy của ông chủsản phẩm của doanh nghiệp.

Chúc các bạn thành công!

CÁC KHÓA ĐÀO TẠO LIÊN QUAN

Học tại: Phòng học VIP Tầng 14 tòa nhà Sông Đà, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm – Hà Nội (bản đồ)

Bài liên quan:

Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc kinh doanh5 bài học quan trọng khi khởi sự kinh doanh nhà hàng