Home / Kinh Doanh / đánh giá công việc của nhân viên kinh doanhĐánh giá công việc của nhân viên kinh doanh22/05/2022Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc là cách đánh giá năng lực làm việc của nhân viên mà các nhà quản trị thường hay sử dụng. Để áp dụng phương pháp đánh giá này một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số mẫu và các lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chí trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!Nhận ngay MIỄN PHÍ Bộ biểu mẫu Nhân sự mới nhất 2022 từ vserpuhove.com. Click ngay vào ảnh để xem thông tin chi tiết chương trình:Nhận MIỄN PHÍ 30+ Biểu mẫu về Nhân sự mới nhất 2022 từ vserpuhove.comMỤC LỤC NỘI DUNG4. Các phương pháp đánh giá bảng tiêu chuẩn công việc5. Những lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc1. Mẫu bảng tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc nhân viênTùy vào từng ngành nghề cũng như vị trí làm việc, phòng ban của mỗi công ty mà nội dung bảng đánh giá nhân viên sẽ có các tiêu chí khác nhau. Bạn có thể tham khảo mẫu bảng tiêu chí dưới đây và chỉnh sửa nội dung cũng như chỉ tiêu đánh giá sao cho phù hợp với doanh nghiệp.Bạn đang xem: Đánh giá công việc của nhân viên kinh doanhMẫu bảng đánh giá năng lực nhân viên tham khảoTẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY2. Thời điểm nên đánh giá công việc của nhân viênTùy vào mục đích của ban quản lý công ty mà bảng đánh giá thực hiện công việc sẽ được sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau. Những thời điểm chung mà doanh nghiệp thường đánh giá nhân viên là:Kết thúc thử việc.Đánh giá để xét ký hợp đồng chính thức.Kỳ hạn xem xét tăng lương.Chuẩn bị hết hợp đồng làm việc.Đánh giá để xem xét tái ký hợp đồng làm việc mới.Đánh giá định kỳ của công ty như hàng tháng, hàng quý, hàng năm.Làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật…Thời điểm nên đánh giá công việc của nhân viên3. Quy trình đánh giá kết quả công việcTùy vào cách vận hành riêng của từng công ty mà quy trình đánh giá công việc sẽ được tiến hành theo các bước khác nhau. Tuy nhiên, một quy trình đánh giá cơ bản sẽ được thực hiện theo các bước sau:Tạo ra tiêu chuẩn đánh giá công việc chung của công ty.Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp với doanh nghiệp.Chọn lựa các kỹ năng cần thiết để đánh giá nhân viên.Tùy vào các kỹ năng cũng như tiêu chuẩn đánh giá chung mà chọn ra các tiêu chí, nội dung đánh giá riêng của từng mục.Đánh giá và thảo luận công khai trong ban quản lý công ty.Dựa vào kết quả và tỷ lệ đánh giá, người quản lý nhân sự và người quản trị sẽ đưa ra kế hoạch, phương pháp điều chỉnh phù hợp đối với từng nhân viên, phòng ban.Dựa vào kết quả đánh giá trước đó để tạo ra tiêu chuẩn cho các lần đánh giá sau này.Quy trình đánh giá kết quả công việc4. Các phương pháp đánh giá bảng tiêu chuẩn công việcHiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên. Tuy nhiên, vserpuhove.com sẽ giới thiệu 3 phương pháp đánh giá tốt và nhất đang sử dụng phổ biến hiện nay thông qua nội dung sau đây.4.1 Sử dụng thang điểmVới phương pháp này, người đánh giá sẽ dựa trên ý kiến chủ quan để cho điểm ở từng tiêu chí. Hầu hết các bảng đánh giá đều có thang điểm tối đa là 10 điểm. Để có thể sử dụng phương pháp này hiệu quả, bạn nên có một bảng kế hoạch công việc chi tiết và tính toán thời gian hoàn thành nhiệm vụ của nhân viên để so sánh và cho điểm.Sử dụng thang điểm4.2 So sánh cặpĐây là phương pháp mà nhà quản lý phải lựa chọn ra hai nhân viên để tiến hành đánh giá. Qua việc đánh giá ưu, nhược điểm của từng người mà nhà quản lý sẽ thấy được điểm mạnh của cả hai. Từ đó, nhà quản lý sẽ cân nhắc để đánh giá nhân viên nào là người hoàn thành công việc tốt hơn.So sánh cặp4.3 Quản lý mục tiêuVới phương pháp mày, người quản lý và nhân viên sẽ cùng nhau thiết lập các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong công việc tương lai. Sau đó, ban lãnh đạo sẽ đánh giá năng lực của nhân viên dựa trên kết quả công việc mà nhân viên mang lại.Quản lý mục tiêu5. Những lưu ý khi xây dựng bảng tiêu chuẩn thực hiện công việcBan lãnh đạo sẽ lập ra những lưu ý riêng cho từng vị trí, từng phòng ban và công việc cụ thể cần đánh giá để phù hợp và mang lại kết quả chính xác hơn.5.1 Tùy biến theo cấp bậc, phòng banTùy vào mỗi vị trí làm việc khác nhau mà lưu ý khi lập bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc cũng khác nhau.Xem thêm: Lớp Học Bóng Đá Người Lớn Ở Tphcm, Lớp Dạy Bóng Đá Người Lớn Ở TphcmTrưởng phòng, trưởng nhóm sẽ có mục tiêu đánh giá khác với nhân viên cấp dưới.Nhân sự cấp cao cũng có các chỉ tiêu đánh giá công việc khác với các nhân viên và nhân sự cơ bản.Định hướng phát triển và mục tiêu công việc của từng phòng ban lĩnh vực cũng khác nhau.Bộ phận kinh doanh sẽ nhìn vào số lượng sản phẩm và hợp đồng ký kết để đánh giá.Bộ phận tuyên truyền, quảng cáo thì sẽ nhìn vào sản phẩm truyền thông và tỷ lệ đón nhận của khách hàng để đánh giá.Tùy biến theo cấp bậc, phòng ban5.2 Đánh giá phù hợp mục tiêu chung của doanh nghiệpMục tiêu hướng đến trong tương lai gần và xa mà công ty muốn đạt được cũng là tiêu chí được đem ra để đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Dựa vào mục tiêu chung mà công ty hướng đến, người quản lý sẽ đánh giá nhân viên chính xác năng lực của từng nhân viên.Đánh giá phù hợp mục tiêu chung của doanh nghiệp5.3 Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thậnBan lãnh đạo nên truyền thông, công khai rõ ràng cho nhân viên các mục tiêu công ty hướng đến. Từ đó, nhân viên sẽ thấy rõ được hướng phát triển của bản thân và tự nhìn nhận mình đã làm việc tốt hay chưa. Điều này giúp bỏ đi yếu tố chủ quan khi nhân viên tự đánh giá mình quá cao.Người quản lý nên thường xuyên lắng nghe và tiếp thu ý kiến về công việc của nhân viên và nhân viên cũng vậy. Điều này giúp hai bên hiểu rõ mong muốn của nhau và đưa ra các quyết định phù hợp giúp tăng hiệu suất làm việc.Nhà quản lý nên động viên, khen thưởng hoặc đưa ra các hình thức kỷ luật, cảnh cáo đối với hiệu suất làm việc của từng nhân viên.Từ việc đánh giá và lắng nghe ý kiến, ban quản trị có thể đưa ra các quyết sách, giải pháp khắc phục các lỗ hổng trong công việc để cải thiện năng suất.Truyền thông rõ ràng, lắng nghe và tiến hành cẩn thận5.4 Đánh giá cần có tiêu chuẩn rõ ràngĐánh giá cần có tiêu chuẩn rõ ràngBảng tiêu chuẩn đánh giá công việc sẽ cho ra kết quả cụ thể, chính xác nếu ngày từ đầu ban quản lý đã đặt ra các tiêu chí rõ ràng mà nhân viên cần đạt được. Việc này giúp bạn hạn chế các lỗ hổng trong việc đánh giá và rà soát đúng năng lực của từng người. Dưới đây là ví dụ về mục tiêu hiệu suất làm việc và tiêu chuẩn cần đạt được của một số vị trí công việc.Nhân viên kinh doanh 1 tháng ký được 5 hợp đồng.Nhân viên content 1 ngày phải viết được 5 bài chuẩn SEO.Bộ phận quảng cáo có các chính sách phù hợp giúp kết nối được 50 khách hàng tiềm năng.5.5 Kết quả đánh giá cần gợi mở được giải pháp cải thiện hiệu quả công việcKết quả đánh giá cần gợi mở được giải pháp cải thiện hiệu quả công việcKết quả của bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên sẽ giúp người quản trị tìm ra các giải pháp, phương hướng phát triển của công ty. Đồng thời, nhà quản trị cũng sẽ đưa ra các đề xuất thay đổi trọng vận hành kinh doanh để hạn chế các sai sót và tiêu cực thông qua kết quả đánh giá nhân viên. Vì vậy, sau khi đánh giá thì bạn nên:Trao đổi, nói chuyện, lắng nghe và tìm ra hướng cải thiện công việc cho nhân viên được đánh giáĐưa ra các gợi ý, phương pháp giúp nhân viên nhìn nhận được ưu và nhược điểm trong công việc của bản thân.Trên đây là mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc nhân viên mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, bài viết còn giúp bạn biết được các thời điểm nên tiến hành đánh giá công việc của nhân viên. Nếu bạn đang cần một phần mềm quản trị nhân sự có hỗ trợ tính năng đánh giá thì hãy liên hệ cho vserpuhove.com để được nhân viên tư vấn về F-HRM nhé!